1900 4662 - 0962.775.166

Category Archives

Posts in Làm mẹ category.
Ôm con và thủ thỉ điều này vào tai bé mỗi ngày sẽ khiến con ngoan hơn

Phương pháp này không chỉ giúp truyền đạt hiệu quả tình yêu của bố mẹ đến trẻ mà còn giúp bố mẹ dạy con ngoan ngoãn, vâng lời.


Đứa trẻ nào cũng cần được yêu thương, và trong những năm tháng đầu đời, cha mẹ là những người trực tiếp ảnh hưởng đến tính cách và lối sống của con cái. Nhiều bậc phụ huynh chia sẻ cảm thấy rất khó khăn trong việc kết nối với con, không biết làm sao để con nghe lời mình. Đây là phương pháp Shichida, một trong những cách dạy con được nhiều cha mẹ học hỏi.

Nếu cũng đang cảm thấy như vậy, bố mẹ hoàn toàn có thể áp dụng phương pháp ôm con và thủ thỉ vào tai bé. Cách này không chỉ giúp con ngoan ngoãn, vâng lời mà còn có tác dụng giúp trẻ cảm nhận được tình yêu của bố mẹ, một điều vô cùng quan trọng rằng, khi một người mẹ truyền đạt tình yêu của mình với con một cách khéo léo, đứa trẻ ngay lập tức có thể thay đổi thành một đứa trẻ tốt.

Ôm con thật chặt
Cái ôm giúp gắn kết mối quan hệ của cha mẹ và con cái, xoá tan những mệt mỏi, stress trong ngày. Mỗi ngày đừng quên ôm con. Vào lúc ngủ dậy, lúc tạm biệt con đến trường, lúc đón con về và cả lúc con đi ngủ.

Bên cạnh đó, mẹ có thể ôm con mọi lúc mọi nơi. Khi bé hoàn thành công việc nhà mà mẹ giao, như giúp đỡ mẹ quét nhà, hoặc tưới cây, hoặc dọn bát ăn cơm… hãy ôm bé vào lòng và thì thầm cảm ơn con vì đã giúp đỡ bố/mẹ; Con đã làm rất tốt; Bố/mẹ yêu con rất nhiều vì con rất tốt bụng, sẵn sàng và vui vẻ khi làm việc giúp bố/mẹ. Cùng lúc đó, tiếp tục ôm con, khi đó tình yêu từ cha mẹ sẽ được truyền đến trái tim của con.

Giáo sư Shichida tin rằng, bằng cách này, đứa trẻ sẽ cảm nhận được sự hạnh phúc của bố mẹ và điều đó sẽ thúc đẩy trẻ làm nhiều điều tốt, điều hay để làm cho bố mẹ hạnh phúc. Kết quả của phương pháp này sẽ không đạt được nếu được thực hiện chỉ vì nghĩa vụ hay thực hiện một cách qua loa, hời hợt. Bố mẹ phải thật chú tâm, yêu thương quan tâm con thật nhiều, tôn trọng và tin tưởng vào những khả năng của con, tránh la mắng và phàn nàn về con.

Thủ thỉ bên tai con
Buổi tối, trước khi con đi ngủ là một thời điểm tuyệt vời để các bà mẹ, các ông bố thể hiện tình cảm với con, đặc biệt khi bạn đã xa con cả một ngày dài. Có nhiều ông bố bận rộn đi làm về muộn nhưng vẫn cố gắng dành thời gian buổi tối nằm ru con ngủ, đọc truyện cho con nghe, thì thầm với con những lời yêu thương hay kể chuyện, kể về ước mơ của mình cho con nghe.

Theo nghiên cứu khoa học, lúc trẻ chập chờn vào giấc ngủ, mọi thông tin trẻ nghe sẽ được lưu giữ hoàn toàn vô thức vào não bộ. Vì vậy, khi một đứa trẻ tiếp nhận những lời thủ thỉ lúc chúng vừa ngủ, những lời thủ thỉ này có thể êm ái đi vào tiềm thức của con. Các nhà giáo dục nổi tiếng của Nhật Bản như Shichida, Ibukai Masaru khuyên rằng cha mẹ hãy ru ngủ cho con bằng bài hát, đọc ehon, trò chuyện hay nói về những gì mình muốn khuyên con… sẽ có hiệu quả rất lớn.

Mục đích của phương pháp này là dùng những lời lẽ yêu thương, những mong muốn tích cực bạn dành cho con, giúp điều chỉnh những nét tính cách không tốt ở con, đồng thời giúp cải thiện chức năng não bộ của con và cải thiện trí nhớ; thay đổi đứa trẻ nổi loạn thành đứa trẻ biết vâng lời, biến đứa trẻ thiếu tự tin thành đứa trẻ tự tin đầy nhiệt huyết.

Một người mẹ mong muốn con của mình sẽ ngoan ngoãn tự giác ngủ trưa. Thực hiện theo các bước của phương pháp trên, mỗi tối trong vòng 5 phút sau khi con vừa ngủ, mẹ sẽ nhẹ nhàng thì thầm vào tai của con mình:

“Con yêu của mẹ, con đã ngủ say chưa? Mẹ biết hiện giờ con đang ngủ rất ngon, nhưng một phần trong não con vẫn còn thức và lắng nghe những điều mẹ đang nói. Con là một đứa trẻ luôn vui vẻ, biết vâng lời, là một đứa trẻ ngoan nên bố và mẹ và tất cả mọi người đều rất yêu thương con. Mẹ tự hào về con, con gái yêu ạ. Con hãy ngủ thật ngoan con nhé”.

Bố mẹ cần kiên nhẫn làm theo đúng các bước trên một cách đều đặn và liên tục (mỗi đêm). Nên nhớ không nói nhiều hơn 4 lời thủ thỉ mỗi lần và mỗi lời thủ thỉ phải hợp lý, thực tế. Hãy kiên nhẫn và điều kì diệu sẽ xảy ra.

Dinh dưỡng 1.000 ngày ‘vàng’ quyết định 60% chiều cao của trẻ

Bổ sung đủ dinh dưỡng giai đoạn từ bào thai đến 2 tuổi quyết định đến 60% khả năng phát triển chiều cao của trẻ.

Bác sĩ chuyên khoa 2 Đinh Thị Kim Liên – Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome, cho biết, 1.000 ngày vàng đầu đời của trẻ được chia ra thành 3 giai đoạn bao gồm: 280 ngày trong thai kỳ, 180 ngày đầu sau sinh (trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn), 540 ngày ăn dặm bổ sung (sau 6 tháng đến khi tròn 2 tuổi). Đây là giai đoạn “vàng” phát triển chiều cao, thể chất lẫn trí tuệ của trẻ.

Theo đó, bắt đầu từ tháng thứ 4 của thai kỳ, hệ thống xương của bé được hình thành, phát triển nhanh chóng. Nếu mẹ có chế độ dinh dưỡng tốt, trong suốt 9 tháng thai kỳ, bé sinh ra sẽ có chiều cao (chiều dài) đạt chuẩn là trên 50 cm (tương ứng cân nặng lúc sinh khoảng 3 kg). Ở giai đoạn còn lại của 1000 ngày vàng sau sinh, trẻ có thể tăng 25 cm trong năm đầu tiên và tăng 10 cm trong năm tiếp theo, quyết định đến 60% khả năng tăng trưởng chiều cao của trẻ trong tương lai.

“Dù trẻ đang ở giai đoạn nào của 1.000 ngày ‘vàng’, không bao giờ là muộn để bắt đầu xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp trẻ phát triển tốt nhất về thể trạng, sức khỏe”, bác sĩ Kim Liên cho biết.

Trẻ bị suy dinh dưỡng trong 1.000 ngày vàng sẽ dễ đối mặt với nguy cơ thấp còi, nhẹ cân, chậm phát triển, ảnh hưởng lớn đến tầm vóc sau này. Nếu tình trạng suy dinh dưỡng này kéo dài suốt quá trình phát triển của trẻ thì đến tuổi dậy thì, bé sẽ càng bị suy dinh dưỡng nặng, thấp còi hơn.

Bác sĩ Kim Liên khuyến cáo, để trẻ phát triển tối ưu trong 1.000 ngày đầu đời, phụ huynh cần duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học từ giai đoạn trong bào thai đến khi trẻ được 2 tuổi. Cụ thể:

Giai đoạn thai kỳ: từ khi thụ thai, lớn lên dần trong bụng mẹ, bé hấp thụ dinh dưỡng hằng ngày từ khẩu phần ăn uống, bổ sung các khoáng chất, vitamin của mẹ. Mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng đầy đủ thông qua những bữa ăn đa dạng thịt, cá, trứng, tôm, cua, các vi chất, chất xơ (rau, củ, quả)…

Nếu mẹ ăn uống chủ quan, lơ là, kiêng khem, không đủ chất, hoặc ăn thực phẩm dinh dưỡng kém, trẻ sinh ra sẽ thiếu đa vi chất, nhẹ cân, suy dinh dưỡng, chậm phát triển… Với những mẹ bị nghén nhiều, kém ăn, lên cân dự kiến khó đạt 10- 12 kg/9 tháng mang thai, cần tư vấn bác sĩ để được bổ sung thêm sữa, các vitamin, khoáng chất cần thiết như vitamin B, C, canxi, sắt, kẽm, vitamin A (liều thấp dưới 5.000 UI/ngày).

Giai đoạn bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời: theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mẹ nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời, không thêm bất cứ dưỡng chất nào từ bên ngoài vào, kể cả nước, đồng thời nên duy trì cho con bú đến khi trẻ tròn 24 tháng tuổi. Dinh dưỡng của người mẹ trong giai đoạn này quan trọng, quyết định sức khỏe của con thông qua nguồn sữa mẹ. Do đó, mẹ cần ăn uống đầy đủ các dưỡng chất để tăng cường sức khỏe cho mẹ và bé. Ngoài 3 bữa ăn chính, mẹ cần ăn thêm 2 bữa bổ sung. Năng lượng của mẹ sau sinh cần thêm 550 kcal/ngày (2.470-2.704 kcal/ngày).

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quan trọng cho bé, tuy nhiên, nếu mẹ không có đủ sữa thì cần đi khám để được bác sĩ dinh dưỡng tư vấn chế độ ăn uống, cách thức massage, các cữ bú… để có nguồn sữa tốt nhất. Để có nguồn sữa tốt, mẹ có thể uống thêm sữa tối thiểu 600 ml mỗi ngày và ăn đủ chất (thịt các loại, trứng, tôm, cua, cá, rau quả).

Giai đoạn trẻ tập ăn dặm bổ sung (6 tháng – 2 tuổi): lúc này sữa mẹ không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ, do đó, trẻ cần được bổ sung chất dinh dưỡng để ăn dặm. Thành phần bữa ăn cho bé từ ăn dặm bột rồi đến cháo, súp từ lỏng đến đặc dần (gạo, khoai tây…), đạm động vật, các vi chất (trứng, thịt, tôm, cua, cá, các loại rau củ quả…), dầu mỡ từ 2,5 ml mỗi bữa khi bắt đầu tập ăn đến 5ml mỗi bữa sau vài tuần và 10 ml/bữa khi gần 1 tuổi; rau củ 1-2 thìa/bữa, bên cạnh đó bé cần được tiếp tục bú mẹ, uống nước đủ.

Cha mẹ nên cho trẻ làm quen với các loại rau củ thông thường như khoai tây, cà rốt, rau lang, rau dền, bí đỏ, củ cải đường… và nên cho trẻ tập làm quen với rau trước rồi đến củ quả vì các loại củ quả thường ngọt sẽ khiến bé không còn hứng thú với các loại rau.

Từ 1-2 tuổi là giai đoạn nhu cầu calories của trẻ tăng cao hơn. Trẻ vẫn bú sữa mẹ, sữa công thức, kết hợp với chế độ ăn dặm, tuy nhiên chế độ dinh dưỡng trong độ tuổi này so với trẻ dưới 1 tuổi là khác nhau. Trẻ từ 1 tuổi có thể uống sữa toàn phần (gồm cả bơ và chất béo), vì lúc này cơ thể cần thêm calories từ chất béo, giúp trẻ tăng trưởng, phát triển toàn diện. Mỗi ngày trẻ uống 4 cữ sữa, mỗi cữ khoảng 120 ml.

Trong giai đoạn này, ngoài uống sữa, trẻ cần ăn đầy đủ 4 nhóm chất quan trọng là: bột đường, đạm, béo, vitamin và khoáng chất. Mẹ nên bổ sung thêm nước trái cây tươi với liều lượng khoảng 150 ml/ngày, khuyến khích bé uống thêm nước lọc.

Mẹ cần lưu ý thêm, nhu cầu năng lượng của trẻ còn phụ thuộc vào cân nặng, hoạt động của trẻ. Trung bình trẻ từ 1-2 tuổi cần 1.000-1.200 kcal/ngày (100 kcal/kg cân nặng). Nếu trẻ vận động nhiều thì mẹ có thể cho bé ăn thêm các bữa ăn nhẹ bên cạnh bữa chính trong ngày. Trẻ nên ăn từ 4-6 bữa mỗi ngày.

“Dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời rất quan trọng đến sự phát triển của trẻ trong suốt cuộc đời. Nếu bỏ lỡ giai đoạn này, trẻ sẽ bị thiệt thòi rất nhiều trong tốc độ tăng trưởng đặc biệt là chiều cao. Phụ huynh nên cho trẻ đi khám để được các chuyên gia tư vấn chế độ ăn cụ thể, phù hợp với thể trạng, sức khỏe và sở thích của từng em”, bác sĩ Liên cho biết.

5 tiêu chí chọn bỉm tránh hăm cho bé vào mùa hè

Ngoài chọn bỉm đúng cân nặng, độ tuổi và thể trạng, các bậc cha mẹ cần lưu ý cân nhắc đặc tính sản phẩm với các tiêu chí: mềm, mỏng, thông thoáng, có khả năng thấm hút cao. Dưới đây là lưu ý Zummypooh chia sẻ để mẹ nắm được lựa chọn cho con yêu những “chiếc” bỉm phù hợp nhé.

3 lý do hàng đầu gây hăm
Da trẻ em khá nhạy cảm, mỏng, dễ tổn thương nên thường bị các vi khuẩn tấn công dẫn đến hiện tượng hăm tã. Hăm tã thường xuất hiện quanh vùng mặc tã, làm da bé tấy đỏ, nứt nẻ hoặc mưng mủ. Trẻ bị hăm tã thường ngứa ngáy khó chịu, dẫn đến tình trạng quấy khóc, chán ăn, thậm chí sốt cao. Nguyên nhân chủ yếu là vệ sinh sai cách và chọn bỉm không phù hợp với bé.

Bỉm quá chật: Bỉm quá chật dễ gây hằn, cọ xát làm da bé bị ửng đỏ, nổi nốt.

Bỉm bị tràn, ướt: Phần lớn các sản phẩm bỉm trên thị trường đều được thiết kế để chống tràn, chống hăm một cách tối ưu. Tuy nhiên, hiệu quả của bỉm còn phụ thuộc vào cách dùng của ba mẹ. Thời gian mặc bỉm quá lâu dễ dẫn đến hiện tượng tràn, vi khuẩn xâm nhập gây hăm. Do vậy, ba mẹ nên thay bỉm ngay khi bé vừa đi vệ sinh nặng hoặc tối đa 4 tiếng thay một lần, kể cả khi bé không đi vệ sinh.

Thực phẩm mới: Khi bé ăn thức ăn mới, cơ thể bé sẽ phản ứng bằng cách tăng tần suất tiêu tiểu. Trong trường hợp này, ba mẹ cần lưu ý thay bỉm thường xuyên hơn để giảm thiểu tình trạng hăm tã. Hiện tượng này sẽ biến mất sau một thời gian ngắn, khi cơ thể bé dần thích nghi với thực phẩm lạ.

Mách mẹ 5 yếu tố chọn bỉm giúp bé ngừa hăm
Lựa chọn được bỉm phù hợp với bé có rất nhiều cách nhưng mẹ bỉm chỉ cần “nằm lòng” 5 yếu tố dưới đây, mẹ sẽ chọn được cho con yêu loại bỉm tốt nhất.

Mềm: Với tã bỉm Mihoko ưu tiên đầu tiên, mẹ bỉm cần lưu ý là chất liệu bỉm là yếu tố quan trọng hàng đầu bởi làn da bé rất nhạy cảm và mỏng. Bỉm được làm từ chất liệu mềm, với chun co giãn tốt sẽ hạn chế đáng kể xước da.
Mỏng: Đây là điều tã bỉm Mihoko nhận thấy một chiếc bỉm mỏng, nhẹ sẽ giúp bé thoải mái vận động, tránh xệ đũng làm lệch dáng bé, đặc biệt khi bé tập đi.
Thông thoáng: Bỉm thoáng khí sẽ giúp lưu thông không khí tới mông, bẹn bé, giảm đáng kể tình trạng ẩm ướt gây tấy đỏ, rát da.
Đúng kích cỡ: Một chiếc bỉm vừa vặn, ôm dáng nhưng không quá chặt sẽ giúp bé hoạt động tốt mà không gặp bất cứ vấn đề gì về da.
Thấm hút: Khi bỉm được sản xuất từ những nguyên vật liệu cao cấp thì khả năng thấm hút sẽ tốt. Khi bé tiêu tiểu xuống bề mặt bỉm, ngay lập tức chất bẩn sẽ được thấm và khóa chặt, giúp bề mặt luôn khô thoáng, không gây khó chịu cho da bé.


=======

Hotline: 0962.775.166
Website thương hiệu: http://zummypooh.com.vn; http://mihiko.com.vn; http://yubest.com.vn; http://supdy.com.vn
Email: tabimtruongphatvn@gmail.com
Địa chỉ: 928 Bạch Đằng, phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng,Hà Nội

Trường Phát